Mỗi doanh nghiệp một câu chuyện, tạo ra sự khác biệt không thể nào giống giữa các doanh nghiệp
Tự xây dựng mỗi doanh nghiệp một câu chuyện
Theo Pazo Design biết, những doanh nghiệp có thể ứng dụng và phát huy hệ thống nhận diện thương hiệu triệt để và đồng nhất không chỉ cần một hệ thống nhận diện đơn thuần, họ cần hệ thống nhận diện đó giúp khách hàng hiểu đúng tính cách, vị trí, tầm vóc của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khác nhau về quy mô, lĩnh vực kinh doanh sẽ có nhu cầu sử dụng hệ thống nhận diện khác nhau. Vì vậy mà các phương thức quản trị cũng chia ra nhiều cấp độ từ đơn giản đến phức tạp tùy từng doanh nghiệp.
Thực tế khá phũ phàng, không ít các trường hợp doanh nghiệp sở hữu một hệ thống nhận diện thương hiệu từ cơ bản (logo, slogan, kích thước chuẩn,…) đến mở rộng hơn (các tài liệu văn phòng, vật phẩm truyền thông Marketing, bảng biển.) nhưng lại không ứng dụng được trong thực tiễn hoặc ứng dụng không hiệu quả. Để trả lời cho nội dung này hãy nhìn cách mà các ông trùm của các tập đoàn đa quốc gia quản trị các yếu tố nhận diện thương hiệu của họ thông qua những câu chuyện đa dạng. Vừa kế thừa để tận dụng sức mạnh của thương hiệu tổng vừa linh hoạt để tương thích với từng môi trường văn hóa cũng như tâm lý tiếp nhận khác nhau.
Đứng trước vấn đề tập đoàn đa quốc gia với văn hóa địa phương, bằng cách nào họ lan tỏa một chiến lược hình ảnh vừa thỏa mãn kỳ vọng của người dùng vừa kế thừa sức mạnh vốn có? Khi hãng nước hoa “Cologne” du nhập vào thị trường nhiều nước Bắc Phi, họ phải thay đổi hình ảnh “người đàn ông và con chó” trên biển quảng cáo và bao bì vì ở đây, chó là biểu tượng của vận đen và nhơ nhuốc, chó còn bị coi là đã ăn thịt một trong những tín đồ của Mohamed. Hay như chiến dịch toàn cầu “Dirt is good” của Unilever đánh mạnh vào cảm xúc của các bậc cha mẹ khi cho rằng vấy bẩn, vấp ngã và va chạm là điều tất yếu để trẻ em trưởng thành, khôn lớn. Tuy nhiên khi chiến dịch được thực hiện ở Việt Nam, “Dirt is good” còn được chuyên chở thêm giá trị tinh thần gia đình “Tết làm điều hay, ngại gì vết bẩn” với hình ảnh đầy cảm động là cha và con đều bị vấy bẩn vì giúp đỡ lẫn nhau. Thấu hiểu thị trường và hệ thống nhận diện thương hiệu chính là hai yếu tố quan trọng giúp các thương hiệu có thể “thông hành” thuận lợi hơn trên con đường định vị thương hiệu lâu dài và bền chặt trong tâm trí khách hàng.
Một tập đoàn đa nhánh thường được phát triển dần ra, trên cơ sở từ một nhánh thương hiệu chính. Mỗi nhánh được tạo ra là một cơ hội tiếp cận một tập khách hàng mới. Mỗi công ty nhánh có những tiêu chuẩn thương hiệu riêng, về logo, màu sắc nhất định so với thương hiệu mẹ. Thành công của những công ty nhánh phần nào giúp quảng bá và gia tăng nhận biết đối với thương hiệu mẹ. Nhưng thử hỏi ngược lại nếu thương hiệu nhánh không thành công thì sao? Sự thất bại này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin, lòng trung thành nơi khách hàng và danh tiếng, hoạt động của thương hiệu mẹ. Trải nghiệm không tốt của khách hàng có thể làm lu mờ dần hình ảnh của cả thương hiệu mẹ và thương hiệu nhánh.
Những cơ hội và nguy cơ của tập đoàn đa nhánh cũng phản ánh thuận lợi và khó khăn của hoạt động quản trị bộ nhận diện các thương hiệu này. Bộ nhận diện của thương hiệu mẹ và thương hiệu nhánh rất có thể sẽ gây nhiều trong tâm trí khách hàng nếu không được quản trị một cách kỹ lưỡng.
Chúng ta – Hãy là một người chủ có tư duy sắc bén khi tạo lập thương hiệu. Tận dụng nhận diện thương hiệu là vũ khí lợi hại đưa thương hiệu đi tới thành công.