Màu sắc thương hiệu

P1: Màu sắc – trợ thủ đắc lực của thương hiệu, những điều thú vị bạn chưa từng nghĩ đến.

longpazo - 05/10/2021

Bạn nhìn thấy màu sắc trong mọi thứ xung quanh bạn, mọi khoảnh khắc trong ngày. Nhưng bạn có bao giờ dừng lại để nghĩ về tác động của từng màu đó đối với bạn là như thế nào không?

Cho dù đó là cái êm dịu của bầu trời xanh và cánh đồng xanh hay miếng gà giòn tan màu vàng gây tiết nước bọt, thương nhớ của cửa hàng gà rán cạnh nhà bạn, mỗi màu đều có một ý nghĩa và chạm đến cảm xúc. Hãy cùng Pazo Design chạm vào sức mạnh của màu sắc từ đó hiện tính cách cũng như giá trị của thương hiệu.

Phần 1:

A: Màu sắc – trợ thủ đắc lực của thương hiệu

Có vô số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những màu sắc cụ thể có ảnh hưởng nhất định lên khách hàng. Thậm chí màu sắc thậm chí còn tác động đến hành vi, thói quen mua mạnh mẽ hơn và mang sức mạnh thuyết phục khách hàng

Có đến 84,7% người được hỏi cho rằng màu sắc là yếu tố đầu tiên khiến họ mua sản phẩm. Sau 90 giây đầu tiên nhìn thấy bất kỳ sản phẩm nào, có đến gần 90% đánh giá dựa trên màu sắc. Trong thực tế, con số 80% người cho rằng màu sắc giúp làm tăng độ nhận diện thương hiệu khiến bạn phải cân nhắc khi nghĩ về màu sắc thương hiệu.

Cá tính của màu – Dấu ấn thương hiệu

Màu của thương hiệu có thể là một màu, một cặp màu hay một dải nhiều màu khác nhau. Bởi mỗi màu truyền tải một cảm xúc khác biệt, thậm chí sự thay đổi về sắc độ màu cũng có thể khiến người ta nghĩ về một thông điệp hoàn toàn khác nên màu sắc chắc chắn là một sự lựa chọn tốt để thể hiện cá tính thương hiệu.

Theo thống kê, tỷ lệ thương hiệu có màu nhận diện là màu xanh dương lớn nhất (33%), tiếp theo đó là màu đỏ với 29%. Có tới 95% thương hiệu chỉ sử dụng một đến hai màu làm màu nhận diện.

Mỗi màu đại diện cho một cá tính riêng, truyền tải đến người tiếp nhận đó một cảm xúc khác nhau, đặc biệt là khi nó được kết nối với đặc tính của sản phẩm. Bởi vậy, người làm thương hiệu luôn muốn tìm ra một màu sắc phù hợp nhất, tương thích nhất với cảm nhận mà họ muốn tạo ra cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của mình. Như các sản phẩm rau sạch hay nước tinh khiết thường sử dụng tone màu xanh. Hay như Google không có chính xác một màu nhận diện đặc trưng mà chọn bốn màu kết hợp. Màu sắc này hàm ý sự năng động và hài hước, đặc biệt là thứ tự màu, khẳng định rằng Google không theo một nguyên tắc nào cả. Cách Facebook chọn màu xanh dương cùng vô cùng thú vị của Mark Zuckerberg người sáng lập Facebook bị mù màu xanh lá cây và đỏ. Anh chia sẻ  rằng: “Xanh dương là màu sắc rực rỡ nhất đối với tôi”. Tuy vậy, có một điều chắc chắn rằng cá tính của màu được tạo nên qua thời gian, bằng cảm thức chung của con người. 

Vẫn không sai nếu thương hiệu của bạn muốn đi ngược dòng như việc bạn không muốn dùng màu hồng để nói về sự dịu dàng nữ tính… Nhưng chắc chắn, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để thuyết phục thị trường về thứ mà bạn muốn họ cảm nhận về mình. Hãy làm một khách hàng thông minh trong việc lựa chọn màu từ đó đưa thương hiệu của bạn chạm đến khách hàng.

B: Kiến thức quản trị màu sắc thương hiệu

Màu chính và màu bổ trợ

Tự hỏi: “Nếu như bộ màu nhận diện chỉ có một hoặc hai màu, thì việc thể hiện nó sao cho hấp dẫn và khác biệt thật khó”. Vậy nên, để đa dạng hóa màu sắc mà vẫn giữ được nét riêng của thương hiệu, cùng Pazo Design đi tìm hiểu: Sử dụng màu chính và màu bổ trợ khi nào? Dùng thế nào để không làm mất đi tính đồng bộ của thương hiệu?

Màu bổ trợ là một tập hợp các màu có thể đi kèm với màu chính (là màu nhận diện của thương hiệu) nhằm sinh động hóa và khiến việc thiết kế ấn phẩm truyền thông được dễ dàng, linh hoạt nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu về tính phân cấp. Tính phân cấp được thể hiện bằng màu theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản, bao giờ màu chính cũng phải được thể hiện nổi bật nhất, và được sử dụng cho các phần thông tin quan trọng. 

Tùy từng doanh nghiệp mà màu chính hay màu bổ trợ còn được quy định rõ ràng trong cách áp dụng: cho bao bì, cho ấn phẩm truyền thông, cho các thương hiệu nhánh, cho các tài liệu văn phòng… Như với thương hiệu thức ăn nhanh Momol chẳng hạn, mặc dù đỏ và vàng là hai màu nhận diện chính, thế nhưng bảng màu phụ trợ vẫn được sử dụng đồng nhất: màu xanh lá cây cho sản phẩm tươi, nhấn mạnh vào tỉnh “fresh” của thực phẩm và màu xanh dương cho những đồ uống lạnh.

Trong phần thông tin về màu chính và những màu phụ trợ cũng có những yêu cầu rất chặt chẽ: màu nào dùng cho chữ, màu nào dùng cho nền, khi dùng nền này thì chữ được phép sử dụng màu gì… Hay bộ màu phụ trợ nào dùng cho các ấn phẩm truyền thông và bộ nào nào dùng cho thương mại và doanh nghiệp. Thực sự nếu các yếu tố nhận diện của bạn đã được quy chuẩn đầy đủ như thế này, việc áp dụng chuẩn xác là điều rất quan trọng khi ứng dụng trên các sản phẩm hình ảnh của thương hiệu. Từ đó, tạo ra khác biệt, làm nổi bật sản phẩm thương hiệu của bạn đến đối tượng khách hàng mà bạn mong muốn tiếp cận.

Hệ màu phổ biến

Trong tổng số gần 8 tỷ người được tồn tại trên trái đất thì được chia ra thành 2 thành phần chính là nam và nữ . Vậy thì trong ti tỉ loại màu sắc thì sao? Người ta cũng chia thành hai loại chính là CMYK- màu trong in ấn và RGB- màu hiển thị trên các thiết bị điện tử. Sau đây, Pazo Design sẽ đi khai quật hai hệ màu này để giúp bạn hiểu được chúng.

Giải mã “CMYK”: C = Cyan (xanh), M = Magenta (hồng), Y = Yellow (vàng), K = Black (Đen) (dùng từ K để chỉ màu đen vì ký tự B đã được dùng để chỉ màu Blue, ngoài ra K còn có nghĩa là Key, mang ý là chủ yếu, là then chốt). Nguyên lý làm việc chính của hệ CMYK là hấp thụ ánh sáng. Màu mà ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ, hay nói cách khác, chúng hoạt động trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiếu tới. Màu CMYK thường được sử dụng khi thiết kế phục vụ cho mục đích in ấn các thiết kế như poster, brochure, name card, catalogue, sách hoặc tạp chí,…

“RGB là gì?”: R = Red (đỏ), G = Green (xanh lá), B = Blue (xanh dương). Nguyên lý làm việc của hệ RGB là phát xạ ánh sáng, hay còn gọi là mô hình ánh sáng bổ sung … Nếu CMYK là nơi bạn bắt đầu từ một tờ giấy trắng và sau đó thêm các màu khác, thì RGB hoạt động ngược lại. Mã màu này thường được sử dụng để thiết kế vật thể trên màn hình, máy tính, điện thoại, và các thiết bị điện tử khác…

Bên cạnh đó, còn có mã màu HEX cho lập trình web/blog. Việc hiểu về hệ màu cũng như nắm bắt được thông số màu của thương hiệu sẽ giúp các ấn phẩm truyền thông được áp dụng đúng chuẩn màu sắc và đảm bảo sự hiển thị tối ưu trên thành phẩm.

Tỷ lệ màu

Pazo Design mách bạn một bí mật: “Tỉ lệ màu là tương quan giữa màu chính và các màu đi kèm trong một ấn phẩm, sản phẩm của thương hiệu”. Tỉ lệ này có thể lớn hoặc nhỏ, là một mảng màu hoặc chỉ đơn thuần là màu nhấn trong một bố cục. Để một màu bất kỳ trở thành điểm nhấn, nó phải được xuất hiện trên một nền màu khác có độ tương phản cao với màu nhận diện từ đó giúp thu hút sự chú ý từ điểm nhìn của khách hàng. Tỉ lệ màu có thể chia làm các loại: màu chủ đạo, màu cấp hai và màu nhấn mạnh, màu tương đồng và màu tương phản.

Màu chủ đạo: Khi màu nhận diện đóng vai trò là màu chủ đạo, màu nhận diện là màu chiếm diện tích nhiều nhất, nổi trội nhất (thường là 60%), chi phối toàn bộ màu sắc của không gian. Để lựa chọn được màu chủ đạo còn tuỳ thuộc vào chủ đề, thời gian, không gian, vị trí, cũng như các yếu tố về tâm sinh lý, ý đồ, tình cảm của người sử dụng.

Màu cấp hai: Khoảng 30% không gian còn lại được sử dụng màu cấp hai để phối hợp với màu chủ đạo.

Màu nhấn mạnh: Màu nhấn mạnh được sử dụng nhằm tạo nên cân đối, hài hoà, tô điểm… Bí quyết chọn màu nhấn thường là dụng những màu tương phản với màu chủ đạo, có tính đối kháng về sắc độ, quang độ, cường độ và gam màu nóng hoặc lạnh. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng màu nhấn cần phải tế nhị, hài hoà không nên lộ liễu. 

Màu tương đồng:  là những màu thoạt nhìn qua trông chúng có vẻ giống nhau, nhóm màu đứng cạnh nhau trong vòng thuần sắc. Một dãy màu nối tiếp nhau, liên kết nhau chặt chẽ, không phân biệt nóng lạnh tạo cho các màu sắc trong sản phẩm bạn tạo ra có sự liên kết với nhau

Màu tương phản: Màu đối kháng nhau, khi đứng cạnh nhau màu này làm nổi bật màu kia hay ngược lại.

Việc tìm ra được màu phù hợp là quan trọng nhưng việc chia được tỉ lệ của nó cho hài hòa phù hợp với sản phẩm bạn hướng tới lại càng quan trọng hơn. Hãy khéo léo, cẩn trọng để đưa ra được sản phẩm  tốt nhất nhé!

PHẦN 2: QUẢN TRỊ MÀU SẮC NHẬN DIỆN

Xem thêm tại: BÀI VIẾT

PHẦN 3: Ý NGHĨA CỦA MÀU SẮC TRONG LOGO

Xem thêm tại: BÀI VIẾT

Hãy bắt đầu với dự án của bạn ngay !

BẠN MUỐN TÌM HIỂU THÊM CÁC BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN
Ấn phẩm truyền thông
Ảnh
Bao bì
Báo cáo thường niên
Bao lì xì
Bí ẩn thương hiệu
Bí mật về thương hiệu
Bộ nhận diện
bộ salekit
cách tạo slogan ấn tượng
catalogue
Câu chuyện doanh nghiệp
Chữ thương hiệu
Đăng ký bảo hộ
Đặt tên thương hiệu
giá trị cốt lõi
Hệ thống nhận diện thương hiệu
Khác biệt doanh nghiệp
Lịch sử nghệ thuật hiện đại
Logo
lookbook
Màu sắc thương hiệu
Nhận diện
Phân tích khách hàng và đối thủ
Phong cách TK
Profile
Quản trị thương hiệu
slogan
Sticker
swot
tài liệu thuyết trình
Tầm nhìn sứ mệnh
Tem nhãn
Thank card
thiệp
Thương hiệu
Thương hiệu là gì ?
Tờ rơi tờ gấp
Tra cứu bảo hộ nhãn hiệu
Trải nghiệm thương hiệu cảm tính và lý tính
Typo
Vé mời
Voucher