Lịch sử nghệ thuật hiện đại

Lịch sử nghệ thuật hiện đại

longpazo - 05/10/2021

Lịch sử nghệ thuật hiện đại 

Cùng một tác phẩm thiết kế nhưng trải qua mỗi giai đoạn nó lại được biến tấu, thay đổi để phù hợp với thời điểm, hoàn cảnh yêu cầu được đặt ra trước đó. Đi cùng Pazo Design tìm hiểu xem lịch sử nghệ thuật hiện đại bao gồm  những gì nhé!

1. Hiện thực 

Trường phái Hiện thực là một trào lưu nghệ thuật xuất phát tại Pháp, sau cuộc Cách Mạng Pháp năm 1848. Nó đi ngược lại mọi giá trị chủ nghĩa Lãng mạn, thường tập trung khắc họa đời sống xã hội cùng con người đương thời. Những điều tưởng như thông thường ở hiện tại lại mang ý nghĩa cách mạng hóa sau hàng thế kỷ qua những câu chuyện thần thoại, những bài học kinh thánh, hoặc các bức chân dung về giới qúy tộc và tăng lữ thời bấy giờ mà người họa sĩ phác họa.Hiện thực hướng tới cung cấp những tác phẩm chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trường xã hội xung quanh, các tác phẩm này thường có đối tượng tiếp cận lớn, người xem dễ hiểu, dễ truyền tải thông điệp mà nó mang đến.

2. Ấn tượng

Như đúng cái tên gọi đặc điểm chính của trường phái ấn tượng là nó cố gắng ghi lại ấn tượng, hay nói cách khác là tập trung vào việc nắm bắt hiệu ứng nhất thời. Khởi nguồn chủ yếu ở Pháp vào cuối thế kỉ 19, ấn tượng là một phong trào mỹ thuật bỏ qua những giá trị truyền thống về lịch sử và thần thoại để khắc họa thực tiễn cùng tính chất sống động của ánh sáng, màu sắc và texture.

Những cá nhân theo trường phái ấn tượng đã bác bỏ gam màu xanh, nâu và xám thuần túy để nhường chỗ cho các dãy màu tươi sáng và ấn tượng hơn nhằm mô tả ánh sáng lung linh và phản chiếu mặt nước gợn sóng. Thay vì sử dụng màu xám và đen để đổ bóng, họ đã ứng dụng một dãy màu tương phản các vật thể được khắc họa bằng những chấm nhẹ thay vì đường kẻ đậm nét.

3. Dã thú

Được đặt ra bởi nhà phê bình Louis Vauxcelles, “Fauvism” nghĩa là là con thú hoang dã trong tiếng Pháp, là một trong những phong trào nghệ thuật đầu thế kỷ 20. Trường phái Dã Thú gắn liền với 2 tên tuổi họa sĩ Henri Matisse và André Derain, những tác phẩm của họ đặc trưng bởi màu sắc mạnh mẽ, rực rỡ và nét vẽ đậm phủ lên thực cảnh. 

4. ART Nouveau

Được hình thành đầu tiên ở Châu Âu và nước Mỹ. Một đặc điểm nổi bật của phong trào này là sự hiện diện của các tác phẩm không đối xứng thay vì mang hình dáng cứng cáp và cố định thường thấy ở lối kiến trúc, nội thất, trang sức cũng như thiết kế poster và minh họa.

Những thiết kế bằng sắt và kính nhuộm màu, đồ gốm và thiết kế gạch phức tạp được ứng dụng khéo léo cùng những đường nét phóng khoáng đặt trên những chi tiết tranh ảnh trong thiết kế. Điều này lấy cảm hứng từ những hình thái thanh tao trong tự nhiên như cuống hoa, thân dây leo, tua và cánh côn trùng.

Mặc dù phong cách trang trí này đã không còn thịnh hành sau năm 1910, những năm 1960 chứng kiến sự trở lại của nó trong các buổi triển lãm ở Luân Đôn, Pa-ri và New York. Điều này đã biến một phong cách nghệ thuật từng bị coi là xu hướng nhất thời thành phong trào quốc tế tác động mạnh mẽ đến nghệ thuật, thiết kế âm nhạc và quảng cáo.

5. Biểu hiện

Biểu hiện là một phong trào nghệ thuật mang tầm quốc tế, được thể hiện trong nhiều lĩnh vực như hội họa, kiến trúc, văn học và biểu diễn. Phát triển từ năm 1905 đến 1920, sôi nổi nhất là ở Đức và Áo, nghệ thuật Biểu hiện tìm cách thể hiện ý nghĩa của trải nghiệm cảm xúc hơn là hiện thực vật lý. Các quy ước của phong cách Biểu hiện bao gồm biến thể, cường điệu, huyễn tưởng, rực chói, mâu thuẫn, bạo lực hoặc các gam màu mạnh để thể hiện cảm xúc hoặc ý tưởng bên trong của nghệ sĩ.

6. Lập thể

Có thể nói, Lập thể là một trào lưu nghệ thuật mang tính cách mạng của thế kỷ 20. Tên gọi ‘Lập thể’ xuất hiện bởi nhà phê bình nghệ thuật Louis Vauxcelles đã sử dụng nó để miêu tả họa sĩ của phái vào năm 1907. Trong tác phẩm của họa sĩ Lập thể, đối tượng được mổ xẻ, phân tích và được kết hợp lại trong một dạng thức trừu tượng. Điều này còn được thể hiện qua màu sắc của tác phẩm bởi họa sĩ thường không tô bóng, ngoài ra, họ ưu tiên sử dụng những gam màu cơ bản tạo hiệu ứng một chiều cho họa phẩm.

7. Vị lai

Đây là một trường phái nghệ thuật khá độc đáo, được thành lập vào năm 1909 bởi Filippo Tommaso Marinetti. Vị Lai là sự phát triển của nền nghệ thuật Ý nhằm mục đích nắm bắt sự chuyển động, tốc độ và năng lượng của thế giới cơ học hiện đại thông qua các tác phẩm nghệ thuật ấn tượng khắc họa về chiến tranh, chủ nghĩa phát xít và thời kì máy móc. Vẻ đẹp của chủ nghĩa vị lai được thể hiện rõ ràng trong lối kiến trúc hiện đại và các thành phố công nghiệp với những tòa nhà chọc trời. 

8. Trừu tượng

Chủ nghĩa Biểu hiện trừu tượng là một phong trào hội họa sau Thế chiến II trong hội họa Mỹ, đồng thời là trào lưu nghệ thuật đầu tiên bùng nổ trên phạm vi quốc tế. Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng đã đưa New York trở thành trung tâm nghệ thuật mới, một vị thế mà trước đó chỉ thuộc về thành phố ánh sáng Paris. Trường phái nghệ thuật này thừa hưởng lối vẽ phóng khoáng của trường phái Siêu thực và thêm vào đó sắc thái u ám từ thế chiến thứ II. Jackson Pollock chính là cánh chim đầu đàn của phong trào hội họa này. 

9. Đa đa

Một phong trào nghệ thuật và văn học được hình thành trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Nó thể hiện một phản ứng tiêu cực của giới nghệ sĩ đối với các giá trị xã hội truyền thống và quy tắc chuẩn mực nghệ thuật vào thời điểm đó. 

Những nghệ sĩ Dada đại diện cho làn sóng nổi loạn với tuyên ngôn chống lại chính quyền. Bằng hình thức gây shock, các tác phẩm Đa Đa có nội dung đánh thẳng vào sự tự nhận thức nhằm vạch trần mặt tối của các quy chuẩn,luật lệ và giá trị trong xã hội đương thời.

10. Siêu việt

Trường phái Siêu việt (suprematism) hay trường phái Tuyệt đỉnh là một phong trào nghệ thuật, tập trung vào các dạng thức hình học cơ bản, chẳng hạn như hình tròn, hình vuông, đường kẻ, và hình chữ nhật, được vẽ trong một phạm vi giới hạn của màu sắc. Trường phái được sáng lập bởi Kazimir Malevich ở Nga, vào khoảng năm 1913. Thuật ngữ “tuyệt đỉnh” muốn đề cập đến một nghệ thuật trừu tượng dựa trên “cảm giác đỉnh cao nhất của nghệ thuật thuần túy” hơn là mô tả trực quan của các đối tượng.

11. Siêu hình

Chủ nghĩa siêu hình là một hướng trong Thơ nga và nghệ thuật ra đời từ những năm 1970 đến 1980. Chủ nghĩa siêu hình đồng nghĩa với siêu khoa học, có nghĩa là vượt ra ngoài ý thức tâm lý, vượt ra ngoài một cái nhìn phân cực tâm lý chủ quan về thực tại. Chủ nghĩa siêu hình tìm cách miêu tả thực tế tồn tại ngoài góc nhìn chủ quan tâm lý, đề xuất không chỉ truyền đạt xa hơn khía cạnh hình ảnh của nhận thức về các chiều không gian khác của thực tại, mà còn là bản chất của các chiều không gian đó và mối quan hệ của chúng với chúng ta với tư cách là con người. Chủ nghĩa siêu hình cố gắng mô tả các mối quan hệ giữa các chiều kích đó của thực tại và cách chúng ta giải thích chúng về mặt tâm lý thông qua biểu tượng tinh thần phụ của chúng ta. 

Nghệ thuật có ý thức hoặc tinh thần “chủ nghĩa siêu thức” khi được tạo ra bởi một nghệ sĩ siêu ý thức được truyền cảm hứng từ cái tôi cao hơn và là một kênh để ra lệnh cho khoa học ý thức về nghệ thuật, thay vì chỉ đơn giản là một hình thức tự thể hiện thấp hơn, một tác phẩm văn hóa tương đối giá trị.

12. Siêu thực

Chủ nghĩa siêu thực phát triển trong thời kì quá độ của chiến tranh thế giới. Thay vì phản kháng tiêu cực đến chiến tranh vô nghĩa, phong trào này đem lại một cái nhìn thiện cảm và sáng tạo hơn. Nhà phê bình André Breton đã tranh luận rằng  “chủ nghĩa siêu thực thống nhất trải nghiệm nhận thức và vô nhận thức, xóa đi khoảng cách giữa một thế giới kỳ ảo như mơ và thực tại tàn khốc”.

Khác với ngôn ngữ thị giác cứng nhắc, chủ nghĩa siêu thực mang màu sắc tự nhiên và phóng khoáng hơn, tập trung vào tính biểu tượng và nội dung thay vì hình thức.

13. Hành động

Hành động là một trường phái mà trong đó sơn hoặc màu được nhỏ xuống, vẩy hoặc thiết kế lên một cách tự nhiên, chứ không phải là một cách cẩn thận. Kết quả nhận được thường nhấn mạnh hành động vật lý của chính nó như là một khía cạnh cốt yếu của tác phẩm hoặc mối quan tâm của người làm nghệ thuật. Phong cách này được phổ biến rộng rãi từ năm 1940 cho đến đầu những năm 1960. Đây là một loại nghệ thuật khác biệt so với  nghệ thuật thông thường trước đây.

14. Pop ART

Xuất hiện như một hiện tượng văn hóa ở Anh và Mỹ, nghệ thuật đại chúng Pop Art được định danh bởi nhà phê bình nghệ thuật Lawrence Alloway bằng chính sự tôn vinh văn hóa đại chúng vốn có. Chủ đề thường thấy là các đối tượng và biểu tượng thân quen như hộp rau củ, biển báo hiệu đi đường và những chiếc hamburger. Cảm hứng của phong trào này xuất phát từ nhiều phương tiện như tivi, truyện tranh và quảng cáo. Nó không mang tính chất của ‘nghệ thuật cao cấp’ cũng như thể hiện tính đắt đỏ và chủ quan của chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng mà tôn vinh những ấn phẩm đồ họa đậm đà.

Mặc dù nhiều nhà phê bình nghệ thuật cho rằng nghệ thuật đại chúng mang tính thô tục và theo cảm tính, số khác lại rất trân trọng tính chất bao quát và dân chủ của nó. Sự tái sinh của ấn phẩm bởi Roy Lichtenstein là một ví dụ điển hình cho vẻ đẹp của nghệ thuật đại chúng, giống như các sản phẩm từ Andy Warhol cho sản phẩm bao bì xà phòng và cho người nổi tiếng.

15. Tối giản

Với tính chất đơn giản về hình dạng và phương thức tiếp cận khách quan, chủ nghĩa tối giản bắt nguồn từ New York vào cuối những năm 1960. Đối với những cá nhân theo chủ nghĩa tối giản, phong cách này quá thiếu thốn và cá nhân – họ tin rằng nghệ thuật cần mang tính rõ ràng và đầy đủ mà không cần đến những yếu tố phụ họa bên ngoài. Những góc cạnh sắc nét, hình dạng đơn giản và đường nét rõ ràng là yếu tố thường thấy trong các tác phẩm nghệ thuật đồ họa hai chiều.

Chủ nghĩa tối giản tập trung tìm hiểu các yếu tố chủ đạo của hình thái nghệ thuật, bỏ đi những chi tiết và cảm xúc không liên quan để tôn vinh các thành tố thị giác khách quan thuần khiết. Chủ nghĩa tối giản được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thiết kế thương hiệu, UI và bao bì. Ví dụ điển hình là các tập đoàn quốc tế lớn như Apple và Google đã ứng dụng vẻ đẹp rõ ràng thay vì các chi tiết trang trí đơn thuần.

Hãy bắt đầu với dự án của bạn ngay !

BẠN MUỐN TÌM HIỂU THÊM CÁC BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN
Ấn phẩm truyền thông
Ảnh
Bao bì
Báo cáo thường niên
Bao lì xì
Bí ẩn thương hiệu
Bí mật về thương hiệu
Bộ nhận diện
bộ salekit
cách tạo slogan ấn tượng
catalogue
Câu chuyện doanh nghiệp
Chữ thương hiệu
Đăng ký bảo hộ
Đặt tên thương hiệu
giá trị cốt lõi
Hệ thống nhận diện thương hiệu
Khác biệt doanh nghiệp
Lịch sử nghệ thuật hiện đại
Logo
lookbook
Màu sắc thương hiệu
Nhận diện
Phân tích khách hàng và đối thủ
Phong cách TK
Profile
Quản trị thương hiệu
slogan
Sticker
swot
tài liệu thuyết trình
Tầm nhìn sứ mệnh
Tem nhãn
Thank card
thiệp
Thương hiệu
Thương hiệu là gì ?
Tờ rơi tờ gấp
Tra cứu bảo hộ nhãn hiệu
Trải nghiệm thương hiệu cảm tính và lý tính
Typo
Vé mời
Voucher