P.1 Thương hiệu là gì? – Căn bản về thương hiệu
- SỰ RA ĐỜI CỦA THƯƠNG HIỆU MÀ BẠN CHƯA BIẾT?
Gấu Pazo kể cho bạn về: Thương hiệu – Hơn cả một dấu hiệu! Chưa một nhà trường cấp 1 cấp 2 cấp 3 nào ở Việt nam dạy bạn về thương hiệu cả. Bạn chỉ hình dung về nó bằng trải nghiệm mất mát khi làm khởi nghiệp thất bại. Và sau này khi thành công bạn mới thật sự biết rằng:
Thương hiệu được sinh ra để trả lời cho câu hỏi “Bạn là ai?”. Giống như mỗi người chúng ta đều có tên riêng, nét ngoại hình, tính cách vô cùng đa dạng, không ai giống ai. Thương hiệu cũng vậy, buộc phải nổi bật, buộc phải khác biệt để giải quyết vấn đề cạnh tranh với vô số nhãn hàng trong thị trường và tìm kiếm chính xác nhóm khách hàng mục tiêu.
Gấu Pazo hỏi bạn câu này: Cứ cho là bạn đang bán dầu gội đầu, Cùng một sản phẩm dầu gội, nếu chỉ đơn thuần giải quyết vấn đề “làm sạch tóc”, đâu sẽ là lợi thế khiến sản phẩm của bạn nổi bật trên kệ hàng? Đâu là lí do để khách hàng nhớ đến bạn giữa muôn vàn cái tên khác?
Hãy nghĩ về những thương hiệu thành công như Enchanteur luôn khơi gợi cảm giác quyến rũ, cuốn hút, còn Dove lại luôn nhấn mạnh vào vẻ nữ tính, mềm mại và nét đẹp giản dị đời thường của người phụ nữ. Bản thân chúng ta, cũng luôn mua hàng dựa vào những giá trị cảm thấy như thế. Nhờ có thương hiệu, khách hàng và doanh nghiệp dễ dàng gặp nhau ở những giao điểm chung, và cũng nhờ có thương hiệu, doanh nghiệp thuyết phục được khách hàng rằng: “Đây là sản phẩm thực sự dành cho bạn”. Đó là khởi đầu cho một mối quan hệ thực sự bền chặt, lâu dài. Còn với những những người không gội đầu thì tôi không đưa vào câu chuyện này.
Tôi luôn nhớ ngày đầu tiên, khi Tôi thấy quảng cáo game robot hiện lên thật không tưởng là tôi đã bị thu hút bởi nó và tò mò tải về chơi thử. Sau 1 năm, tôi đã chi tới hơn 60 triệu tiền nạp cho game đó. Các bạn biết đấy, game có cả vài ngàn người chơi hệ vip và tôi chỉ là một người hệ cầy chay nhỏ bé. Nếu tính ra sẽ là số tiền doanh thu khủng khiếp.
Vậy nên còn ngại ngùng gì mà chưa xây dựng cho mình một thương hiệu ,một nét riêng ngay từ ban đầu. Thu hút khách hàng tiềm năng của bạn. Sau đó trói họ trong hệ sinh thái của bạn để họ chi tiền nhiều hơn.
“ Khác biệt hoặc là chết.” Câu nói huyền thoại mà Gấu thường nhắc đến mỗi khi gặp khách hàng. Vậy là sao để tạo sự khác biệt cho thương hiệu? Hãy xem tiếp theo nhé!
Tăng Trải nghiệm lý tính về thương hiệu.
Ngày nay các thương hiệu phần lớn đều không có quá nhiều sự khác biệt.
Đối mặt với cả dãy thương hiệu của cùng một loại sản phẩm được sắp xếp ngay ngắn trên cùng một kệ hàng, người mua hàng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình lựa chọn sản phẩm ưng ý. Vậy khách hàng bị thu hút bởi điều gì và sự đặc biệt đó đến từ đâu? Tất cả đến từ những gì họ nhìn thấy bắt mắt, nghe thấy đã tai, giá cả siêu rẻ, màu sắc thu hút, kiểu dáng đặc biệt, hình ảnh của người quảng cáo nổi tiếng, thông điệp lợi ích trực tiếp mà sản phẩm muốn truyền tải thật đúng với điều họ tìm kiếm…
Gấu Pazo đã từng thấy cảnh hội chị em tranh nhau mua hàng siêu giảm giá, đó là cảnh tượng chen lấn tranh cướp mua hàng khủng khiếp. Đúng là cuộc sống đôi khi phải sa ngã mới lấy được hàng giảm giá kịch khung? Một ví dụ đơn giản chỉ cần hai từ Siêu giảm giá 50% khiến cho H&M từ việc bị tẩy chay ở Việt Nam bùng nổ doanh số trở lại. Lòng yêu nước đôi khi không nặng bằng Sale 50% phải không.
Chạy qua mảng hàng không: Hãy xem con đường trở thành một trong những thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực hàng không Việt Nam của Vietjet Air. Đơn giản bởi, giá cả là một trong những yếu tố đánh thẳng vào mối quan tâm trực tiếp của nhóm đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng không.
Hay trong mảng thiết kế như chính Pazo design, với phương châm “Sáng tạo siêu tốc” cách mà chúng tôi làm việc như một con tàu siêu tốc phi vào vũ trụ bao la nhanh, chính xác và gọn lẹ. Trong một thị trường đang phát triển như Việt Nam, định hướng chiến lược phát triển thương hiệu dựa phần nhiều trên trải nghiệm lý tính mà sản phẩm mang lại được coi là con đường tiếp cận khách hàng nhanh nhất. Tuy nhiên trải nghiệm lý tính không giữ chân khách hàng lâu nhất mà thứ giúp khách hàng dùng đi dùng lại và trở thành fan của thương hiệu lại nằm ở …
Tăng trải nghiệm cảm tính về thương hiệu.
Những lợi ích cảm tính đều được tạo ra một cách từ từ thông qua trải nghiệm và hiểu về sản phẩm hay dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định; dụng ý đề truyền tải một thông điệp hay một cá tính ( điểm mạnh ) đặc trưng về thương hiệu. Bất cứ người làm thương hiệu nào cũng đều mong muốn thương hiệu của mình ghi dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí người tiêu dùng cùng sự tin tưởng và yêu mến.
Nếu bạn đang tìm người yêu lãng mạn hãy hẹn hò với cô gái ở “The Coffee House” luôn trân trọng những câu chuyện và đề cao giá trị kết nối con người. Nếu bạn muốn tìm người yêu “tốt bụng” thì KFC là lựa chọn “So good”, đem đến một cảm giác an toàn và thưởng thức và no bụng. Còn với các cô gái thích sự năng động chắc hẳn là bạn sẽ chọn một buổi đi xem phim hành động tại CGV… Và tôi cá rằng bạn sẽ vẫn luôn như thế khi hẹn hò với những người yêu sau này phải không?
Và nếu bạn lấy cô ấy làm vợ thì Durex là một thương hiệu không tồi khi thể hiện hình ảnh ” rất dai mà không sợ RÁCH ”
Tại sao bạn lại có những lựa chọn đó… Dù bạn là người quyết định xuống tiền mua bất cứ thứ gì thì thương hiệu đó là những bậc thầy truyền thông marketing níu giữ cảm nhận trải nghiệm và thông điệp về thương hiệu của họ để bạn cảm thấy muốn chọn họ và xuống tiền không chỉ một lần…
Hãy nhớ bí ẩn này:
Trải nghiệm cảm tính giúp giữ chân khách hàng , khiến họ tiếp tục mua hàng lần sau và lôi kéo thêm cách khách hàng tiềm năng.
Lợi ích lý tính và lợi ích cảm tính sẽ khiến sản phẩm của bạn có chỗ đứng vững chắc trong trái tim và tâm trí người tiêu dùng, khác biệt hóa so với đối thủ cạnh tranh và tạo danh tiếng trên thị trường. Sẽ không có sản phẩm nào tự thân “bán chạy như tôm tươi” nếu bạn không khéo léo làm nổi bật những đặc trưng chính của sản phẩm và chiếm cảm tình của khách hàng.