Logo biểu tượng nhỏ nhận diện lớn
Đặt câu hỏi “Bạn là ai? Bạn tên là gì?”, giả sử tất cả mọi người không biết bạn là là ai, không biết bạn tên là gì không biết đến sự tồn tại của bạn thì có lẽ bạn không bằng cả một con Cún chạy lông nhông ngoài đường rồi đó.
Logo là một dấu hiệu nhận diện đặc thù và đơn giản của diện thương hiệu. Giống như một dạng chữ ký, bất luận bạn là một tập đoàn đa quốc gia hay một startup mới vào thị trường, bạn là một người bán hàng thời vụ hay sở hữu một cửa hàng gia truyền thâm niên hàng chục năm, logo là điểm chạm cơ bản đầu tiên thương hiệu nên thiết lập cho hình ảnh đại diện của mình. Giá trị của logo bởi thế không nằm ở một sản phẩm thiết kế mà hình thành thông qua một quá trình xây dựng dài lâu với nhiều nỗ lực của thương hiệu. Một cách đơn giản và nhanh chóng, logo mang hình ảnh của thương hiệu vượt qua những cách ngăn về địa lí, như cách chiếc cổng parabol màu vàng của Mc’Donald, “dấu phẩy” của Nike hay hình ảnh quả táo cắn dở nổi tiếng của Apple trở nên thân thuộc trên toàn thế giới. Gợi nhiều hơn tả, logo là một sản phẩm trừu tượng mang đậm tính biểu trưng, ra đời với chức năng của một dấu hiệu nhận biết: Định hình rõ rệt một dấu ấn đặc trưng về thương hiệu.
Ở một khía cạnh nào đó, logo cũng tác động mạnh mẽ vào hoạt động kinh doanh. Đối với một vài thương hiệu biểu tượng của ngành thời trang thì logo của Louis Vuitton, Dior hay Dolce & Gabbana còn vượt qua cả giá trị của một vật nhắc nhớ để trở thành giá trị biểu tượng khiến cho người dùng khao khát sở hữu. Sự phân loại logo mang tính tương đối và phụ thuộc vào quan điểm của từng người mà có cách gọi tên khác nhau dựa vào sự kết hợp, sắp đặt, mức độ biến tấu của các thành tố. Tuy nhiên, tựu chung lại, logo được chia làm 3 dạng chính: Logo dạng chữ, Logo dạng biểu tượng và Logo có sự kết hợp giữa chữ và biểu tượng.
Khi giá trị logo nằm sau khâu hoàn thiện thiết kế Trước khi đi sâu vào vấn đề chính của phần này – những lưu ý khi ứng dụng logo trong nhận diện thương hiệu, tôi muốn cùng bạn hiểu rõ hơn về cách một logo được khởi tạo. Để có được một sản phẩm thiết kế ra đời, người làm thiết kế không chỉ đơn thuần nhận đề bài từ khách hàng và giải quyết nó bằng ngôn ngữ của hình ảnh mà còn tiến hành nghiên cứu những vấn đề xoay quanh thương hiệu: thị trường, đối thủ, mục tiêu sắp tới Từ đó đưa ra giải pháp thích đáng nhất: vừa thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vừa cân đối nó với yêu cầu thực tế.
Việc nghiên cứu càng tiến hành bài bản và chi tiết thì quá trình lên ý tưởng và lựa chọn giải pháp thiết kế càng đi đúng hướng. Giống như khi giải một bài toán, dữ kiện càng nhiều, đáp án càng chính xác. Có rất nhiều quy trình thiết kế, dưới đây, Pazo Design xin giới thiệu tới bạn một trong những quy trình thiết kế sáng tạo gồm 7 bước chính:
- Xác định vấn đề: Xác định nhu cầu, mong muốn, mục tiêu của chiến lược thương hiệu trong giai đoạn tiếp theo, phong cách thiết kế
- Nghiên cứu vấn đề: Nghiên cứu về những vấn đề xoay quanh thương hiệu bao gồm: thị trường, đối thủ, khách hàng mục để chuẩn bị dữ liệu cho việc lên ý tưởng thiết kế. tiêu…
- Lên ý tưởng: Phân tích những dữ liệu đã có, đề xuất ý tưởng chủ đạo thỏa mãn các tiêu chí đã đặt ra.
- Phát triển sản phẩm mẫu: phát triển những ý tưởng tốt nhất để tạo nên bản vẽ tay cho tới bản vẽ trên máy và lựa chọn những phương án màu.
- Nhận phản hồi: Lắng nghe nhận định, đóng góp, phản hồi cũng như trao đổi, tư vấn thiết kế để lựa chọn hướng phát triển hợp lí và khả thi trong thực tế.
- Hoàn thiện sản phẩm: Hoàn thiện sản phẩm đến từng chi tiết nhỏ nhất, bàn giao sản phẩm.
- Hỗ trợ ứng dụng sản phẩm: Chỉnh sửa đối với những thay đổi không quá lớn theo nhu cầu của thương hiệu, tạo bản hướng dẫn và quy chuẩn sử dụng logo, hỗ trợ quản trị bộ nhận diện.
Có thể thấy, logo là một sản phẩm của nhiều nỗ lực, và cần một sự đầu tư nhất định để phát huy hết sức mạnh của nó. Cho dù đã nằm trong tay một công cụ đắc lực là bộ quy chuẩn logo nhưng những lỗi sai cơ bản vẫn xảy ra thường xuyên như cố kéo logo làm sai lệch tỉ lệ, dùng sai màu, không tính toán vị trí và kích thước logo để đạt hiệu quả nhận diện và thẩm mỹ trên các ấn phẩm truyền thông làm mất đi tính thẩm mỹ, điều này còn vô tình đánh đổ mọi nỗ
lực xây dựng một thương hiệu chuyên nghiệp, nghiêm túc bao lâu nay. Khách hàng nghĩ về một nhãn hàng như thế nào, nếu đến một chiếc logo – bộ mặt đại diện thương hiệu cũng không thể chỉn chu?
Pazo Design cảm nhận được giá trị lớn lao mà logo đem lại cho thương hiệu, mặc dù nhỏ nhưng có võ. Chính vì lẽ đó, hãy tinh tế, cẩn trọng trong việc lựa chọn logo – một biểu tượng không thể tách rời thương hiệu của bạn. Sử dụng logo không khó, dùng nó thế nào cho chuyên nghiệp, hiệu quả mới là một câu chuyện dài, mà bạn và Pazo Design sẽ cùng nhau khám phá.