Đặt tên thương hiệu
Thương hiệu
Tra cứu bảo hộ nhãn hiệu

Đặt tên thương hiệu đúng cách – Tra cứu bảo hộ Tên thương hiệu/nhãn hiệu nhanh nhất 2022

longpazo - 02/10/2021

Những vấn đề xoay quanh đặt tên thương hiệu

Đặt tên thương hiệu là cách giúp cho doanh nghiệp có những bước đi đầu tiên vững chắc và tiến tới thành công. Vì vậy trước khi muốn trở thành TOM – top of mind thì hãy ghi dấu tên thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng. Cùng Pazo design “Sáng tạo siêu tốc”  đi tìm hiểu các nguyên tắc vàng trong đặt tên thương hiệu

Bảo hộ được:

Điều kiện tiên quyết là tên thương hiệu phải bảo hộ được về mặt pháp lý để tránh bị nhái. Tên dù có tuyệt vời như thế nào nhưng không bảo hộ được thì sẽ vô cùng rủi ro cho doanh nghiệp. Trường hợp bất đắc dĩ thì có thể cân nhắc phương án bảo hộ bằng hình ảnh (logo) thay vì bảo hộ tên.

Tên miền có sẵn:

Đa phần domain website đều được lấy theo tên thương hiệu. Vì vậy, nếu không thể đăng ký tên miền thì bạn nên cân nhắc việc phát triển tên khác thay vì sử dụng tên mà không thể đăng ký tên miền. Hãy đăng ký tên miền sớm nhất có thể.

Đơn giản và dễ nhớ:

 Đừng đòi hỏi khách hàng nhớ tên thương hiệu của bạn nếu tên quá phức tạp và khó đọc. Dù là tên nước ngoài (Anh, Pháp, Nhật…) hay tên tiếng Việt thì cách tốt nhất là “viết sao đọc vậy”. Tên có thể dài nhưng dễ đọc, dễ nhớ sẽ hiệu quả hơn tên ngắn nhưng khó nhớ. Tránh những liên tưởng tiêu cực về mặt âm, nghĩa: Không ít công ty dở khóc dở cười với tên thương hiệu khi nó mang nghĩa tiêu cực tại thị trường nào đó. Ngược lại, có những tên không gặp vấn đề về nghĩa, nhưng nếu đọc thành tiếng thì âm của nó có thể được liên tưởng với những thứ tiêu cực, nhạy cảm.

Thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm:

Mặc dù không phải trường hợp nào tên thương hiệu cũng cần thể hiện ngành nghề và sản phẩm, tuy nhiên với những thương hiệu nhỏ, mới, chưa được nhận biết rộng rãi, việc thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm trong tên thương hiệu sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc rút ngắn thời gian và tối ưu chi phí truyền thông.

Thể hiện sự khác biệt:

Tên thương hiệu cần thể hiện sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là đối thủ trực diện. Không nên đặt tên giống hoặc na ná tên của đối thủ, cũng không nên sử dụng những thành tố mà đối thủ đã sử dụng.

Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu:

Khi đặt tên thương hiệu, hãy xác định rõ thị trường mục tiêu (Việt Nam hay nước ngoài), phân khúc (thấp – trung hay cao) và khách hàng mục tiêu là ai? Sẽ thật vô nghĩa nếu tên thương hiệu thành công trong việc thu hút được nhóm khách hàng khác nhưng lại thất bại trước nhóm khách hàng mục tiêu.

Hiểu và nắm rõ được nguyên tắc đặt thương hiệu để tránh các sai xót từ đó chúng ta sẽ tìm hiểu các cách đặt thương hiệu để tìm ra tên thương hiệu.

  • Sử dụng tên ghép của các thành viên để đặt tên cho thương hiệu
  • Dùng tên ghép của những từ có liên quan đến thuật ngữ của sản phẩm hoặc mô tả sản phẩm
  • Dùng tên ghép của những từ có liên quan đến thuật ngữ của các nghành nghề hoặc mô tả dịch vụ
  • Sử dụng tên tạo liên tưởng tích cực. Ví dụ như SEVEN FRIDAY là tên thương hiệu đồng hồ 7 ngày đều vui như ngày thứ 6.
  • Dùng tên linh vật tạo cảm giác tích cực. Ví dụ chim tạo cảm giác bay, báo tạo cảm giác mạnh…
  • Ẩn chứa một câu chuyện và thủ pháp liên tưởng. Ngày lễ ạ ơn năm 1904, công ty Holt Tractor cho chụp ảnh chiếc xe múc đất mới của mình. Theo tiểu sử Benjamin Holt, người sáng lập công ty, người thợ chụp ảnh lúc đó đã ghi lại chiếc xe múc đất “di chuyển giống như con sâu”. Ông Holt nghe được lời bình đã thốt lên “Nó chính là Caterpillar. Đó chính là cái tên của nó”  Năm 1910, ông Holt chính thức đổi tên công ty sản xuất thiết bị xây dựng của mình thành Caterpillar.
  • Sử dụng từ vô nghĩa: Nghe có vẻ nghịch lý nhưng sự thật là bạn nên đặt tên thương hiệu càng vô nghĩa và không liên quan đến ngành nghề càng tốt.Như nhhững cái tên  quen thuộc như: Google, SamSung, Coca-cola, Mc Donald,… hoàn toàn chẳng mang bất cứ một ý nghĩa gì.

Gấu Pazo bật mí một trang web giúp bạn có thể làm được điều này, hãy truy cập vào: trang web đặt tên vô nghĩa  bạn có thể chọn hàng loạt những tên thương hiệu vô ý nghĩa nhưng đọc rất xuôi miệng. Chúng mình có hướng dẫn chi tiết bạn tại video này: Click link tictok hãy tìm hiểu ngay nhé.

Ngoài ra, muốn tra cứu tên thương hiệu (Nhãn hiệu) bạn truy cập: Update 2022

1:  link của cục sở hữu trí tuệ VN 

2: Link tra cứu nhãn hiệu GOV

3: Link tra cứu nhãn hiệu trong và ngoài nước

(Nhập tên nhãn hiệu mà bạn muốn tra cứu hoặc các nhóm ngành ).

Muốn xem mình hướng dẫn chi tiết thì hãy bấm ngay tại đây: Video hướng dẫn   Tra cứu nhóm sản phẩm dịch vụ tại: Đây

Để trở nên có giá trị bản thân thương hiệu phải luôn là cầu nối liên kết những gì nó đại diện.

Mọi nỗ lực marketing và truyền thông sẽ trở thành vô ích nếu khách hàng không nhớ nổi tên thương hiệu của bạn.

Hãy bắt đầu với dự án của bạn ngay !

BẠN MUỐN TÌM HIỂU THÊM CÁC BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN
Ấn phẩm truyền thông
Ảnh
Bao bì
Báo cáo thường niên
Bao lì xì
Bí ẩn thương hiệu
Bí mật về thương hiệu
Bộ nhận diện
bộ salekit
cách tạo slogan ấn tượng
catalogue
Câu chuyện doanh nghiệp
Chữ thương hiệu
Đăng ký bảo hộ
Đặt tên thương hiệu
giá trị cốt lõi
Hệ thống nhận diện thương hiệu
Khác biệt doanh nghiệp
Lịch sử nghệ thuật hiện đại
Logo
lookbook
Màu sắc thương hiệu
Nhận diện
Phân tích khách hàng và đối thủ
Phong cách TK
Profile
Quản trị thương hiệu
slogan
Sticker
swot
tài liệu thuyết trình
Tầm nhìn sứ mệnh
Tem nhãn
Thank card
thiệp
Thương hiệu
Thương hiệu là gì ?
Tờ rơi tờ gấp
Tra cứu bảo hộ nhãn hiệu
Trải nghiệm thương hiệu cảm tính và lý tính
Typo
Vé mời
Voucher